Nguồn nước thải chính phát sinh chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công đoạn. Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải phòng giặt độ kiềm khá cao, hàm lượng BOD, COD, SS, các chất hóa học... Các chất này có trong nước sẽ làm giảm khả năng hòa tan oxy vào nước, gây mất cảm quan, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. nếu không được xử lý mà trực tiếp thải ra ngoài môi trường với một số lượng lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh.
Hố thu |
Nước thải 20 m3/ngày |
Bể trung hòa |
Bể keo tụ |
Bể tạo bông |
Bể lắng |
Bể trung gian |
Bồn lọc áp lực |
Thải bỏ |
Bơm |
Nước hồi về
|
|
Bơm |
Bể điều hòa |
Bơm |
HC tạo bông |
Bể thu bùn Bể thu bùn |
HC Điểu chỉnh pH |
HC keo tụ |
Thuyết minh quy trình
Nước thải phòng giặt từ các công đoạn giặt tẩy được đưa về hố thu. Từ hố thu, nước thải được bơm vào bể điều hòa, mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm. Sau đó nước thải được bơm vào bể phản ứng, tại đây hóa chất trung hòa, keo tụ được thêm vào nhằm làm giảm các chất lơ lửng, các chất gây độ màu có trong nước thải sản xuất. Nước từ bể phản ứng được đưa về bể lắng nhằm lắng giữ cặn hình thành từ bể phản ứng. Sau khi lắng sơ bộ, nước được chuyển sang bể trung gian để ổn định dòng chảy. Từ bể trung gian nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ các chất cặn mà quá trình lắng chưa giữ hết và làm trong nước. Sau khi qua các công đoạn xử lý, nước đáp ứng được yêu cầu xả thải và được thải bỏ ra ngoài.
Cặn bùn thu được từ bể lắng sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Sau quá trình lắng, nước được hồi về trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý, phần bùn dư sẽ định kỳ loại bỏ.
Được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0.2 – 2mm ra khoải nước thải. Điều đó đảm bảo cho các thiết bị cơ khí (như máy bơm) không bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc các đường ống dẫn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý sau.
Mục đích điều hóa lưu lượng và nồng độ chất thải, khắc phục nhựng vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý.
Nước thải được trộn với hóa chất keo tụ và trợ keo tụ với mục đích khử màu và một phần COD. Các chất màu và các chất khó phân hủy sinh học sẽ bị hấp phụ tạo thành các bông cặn và lắng xuống thành bùn. PAC cũng được thêm vào để tăng quá trình tạo bông.
Mục đích lắng các hạt rắn có kích thước < 2mm, và lắng giữ một phần bùn hình thành từ bể phản ứng. Bùn sau khi lắng được đưa về bể thu bùn để làm giảm thể tích và khối lượng bùn.
Bên trong chứa cát thạch anh, giúp loại bỏ các chất gây màu, mùi và các chất lơ lửng mà quá trình lắng chưa lắng giữ được.
Thu bùn từ bể lắng, phần bùn dư được loại bỏ nước bằng máy ép bùn.