THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỘT MÌ 2000 M3/NGÀY

Tin tức

Thuyết minh quy trình

NT chế biến tinh bột khoai mì được cho qua song chắn rác (SCR) đến bể tiếp nhận. SCR có tác dụng loại bỏ các tạp chất gây tắt nghẽn hệ thống xử lý.

- NT từ bể tiếp nhận được bơm lên bể điều hòa. Bể điều hoà giữ chức năng điều hoà NT về lưu lượng và nồng độ.

- NT  được dẫn đến bể phản ứng tại đây ta châm hóa chất vào nhờ hệ thống bơm định lượng mục đích làm cho quá trình keo tụ tạo bông diễn ra đảm bảo quá trình lắng diễn ra một cách dễ dàng.

- NT tiếp tục được đưa vào bể lắng 1 để loại bỏ cặn tinh bột mịn cặn từ quá trình keo tụ trước đó có khả năng lắng được.

- NT được dẫn vào bể axit với 2 ngày lưu nước nhằm mục đích khử độc tố CN- và chuyển hóa các hợp chất khó phân hủy thành các hợp chất đơn giản dễ phân hủy sinh học. Vi sinh vật hoạt động trong bể axit được lấy từ bùn tự hoại.

- Sau khi được xử lý ở bể axit, NT được trung hòa bằng vôi về pH khoảng 6,5 – 7,5 tại bể trung hòa nhằm tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.

- Khi qua bể lắng nước thải được dẫn đến bể AAO tại đây quá trình xử lý sinh học diễn ra với nhiều hệ sinh vật khác nhau.Đầu tiên là yếm khí tiếp theo là thiếu khí cuối cùng là hiếu khí,quá trình này xảy ra một cách liên tục.Do đó hàm lượng các chất hữu cơ COD, BOD giảm xuống đến 80 -90% khi qua bể này.

- Sau khi xử lý ở bể lọc sinh học NT tiếp tục chảy sang bể lắng 2 để lắng bùn hoạt tính. Lượng bùn này được rút khỏi bể lắng bằng hệ thống bơm bùn và tuần hoàn về bể lọc sinh học hiếu khí, bùn dư được dẫn về bể nén bùn.

- NT từ bể lắng 2 tiếp tục chảy qua hồ hiếu khí với thời gian lưu nước 10 ngày nhằm ổn định nguồn nước thải. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận.

Chia sẻ

Bài viết liên quan